Cao Biền là nhân vật rất quen thuộc nếu như ai có quan tâm về địa lý phong thủy. Nhân vật này xuất hiện qua câu chuyện “Cuộc đấu phép giữa Cao Biền và thần Long Đỗ” hay xuất hiện trong những câu thành ngữ “Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non”. Nhưng đây là những câu chuyện dã sử. Mà đã là dã sử thì đó là những câu chuyện ít nhiều được hư cấu chứ không phải đúng với thực tế.
Các sách phong thủy trên thị trường và các thầy bà từ trước đến nay cứ cho rằng Cao Biền trong thời gian làm Tiết Độ Sứ tại An Nam đã trấn yểm các long mạch nước Nam nhằm tiêu diệt nhân tài nước ta. Vì nó không đúng với thực tế nên người ta thêu dệt nhiều câu chuyện hư cấu quá sức thực tế như cưỡi diều đi tìm long mạch, dùng kiếm chém đầu thần linh,…. Thế mà các ông thầy phong thủy này nọ cũng chém gió được. Rồi còn cúng bái tiễn Cao Biền và vong ma TQ về nước. Phong Thủy là bộ môn khoa học có tính ứng dụng nên nó phải giải thích được chứ không phải bằng những lý thuyết hư cấu mang yếu tố tâm linh.
CAO BIỀN CÓ TRẤN YỂM NƯỚC NAM KHÔNG?
Phải khẳng định là không có chuyện đó, nguyên lý tồn tại trong toàn bộ vũ trụ này là mạnh chi phối yếu. Làm sao một con người có thể tác động, chặt đứt mạch khí của cả đất nước được. Mạch khí đi theo dãy núi, nếu muốn trấn yểm long mạch – mạch khí của một đất nước thì không có gì ngoài cách là đào sâu chặt đứt dãy núi – mạch khí từ TQ vào VN, nhưng điều đó là hoang tưởng. Vậy nên không có chuyện Cao Biền trấn yểm được huyệt nước Nam. Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo có viết “tuy mạnh yếu có lúc khác nhau song hào kiệt đời nào cũng có”. Địa linh sinh nhân kiệt – nếu Cao Biền trấn yểm long mạch Việt Nam mà có thật thì làm sao nước Nam đời nào cũng có nhân tài.
Câu chuyện Cao Biền trấn yểm trên sông Tô Lịch không phải giống như mấy thầy phong thủy nói là để trấn yểm đất Thăng Long – kinh đô nước Nam mà thực chất là ở địa hình nước Nam thì những người đứng đầu đất An Nam – Đại Việt luôn có tư tưởng muốn làm vua và bất phục Trung Hoa. Nên từ viên quan lại Cao Biền cũng muốn xưng vương đến triều đại nhà Trần tuy có xuất xứ từ Phúc Kiến – TQ nhưng có tính độc lập rất cao.
Ngày xưa Cao Biền cũng là một viên quan lại tinh thông địa lý nên đã nhận ra đất Đại La là nơi huyệt đế vương bền vững nên mới trấn yểm nhằm đắp thành Đại La làm nơi của riêng mình nhưng thời đó đất nơi đây khí chưa đủ vượng nên số của Cao chưa đủ làm vương. Sau này đến thời Lý Công Uẩn, đất Thăng Long khí đã vượng nên mới có thể định đo được và kể từ thời nhà Hậu Lý trở đi mới có nhà nước ổn định, độc lập, tự chủ với phương bắc được.