Bếp là một bộ phận rất quan trọng và không thể thiếu trong ngôi gia. Chức năng của bếp ngoài ý nghĩa đời sống hàng ngày thì nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong phong thủy.
Trong nguyên lý âm dương thì bếp là âm – chủ sự tích lũy, quy tụ. Hiện nay có nhiều sai lầm trong việc đặt bếp. Trong bài viết này tôi sẽ phân tích và có một số lời khuyên cho các bạn về việc đặt bếp như sau:
1. Bếp đặt trước nhà: Đây là mô hình thiết kế của hầu hết chung cư hiện nay. Nguồn gốc là họ thiết kế theo cách thiết kế ở những nước phương tây. Nhưng đây là một sai lầm vì khí hậu, thời tiết và đặc biệt là nền tảng của người dân Việt Nam khác xa với những nước phát triển. Với cách cục này thì bếp thoái khí nên sự tích lũy tiền bạc rất kém. Cách cục này là trường hợp mà trong sách cổ nhắc đến là “Tiền táo hậu phòng gia đạo phá” – bếp đặt trước nhà, gia đạo không yên. Không phải ngẫu nhiên rằng tỷ lệ ly hôn và ngoại tình ở Việt Nam hiện nay tăng, mà đó là tỷ lệ thuận với sự đô thị hóa nhanh chóng, đặc biệt là chung cư. Với cách thiết kế chung cư như vậy thì nền tảng gia đình ít được chú trọng, họ coi trọng hình thức xã hội hơn là gia đình.
Vậy nên cách cục bếp đặt trước, gần cửa ra vào là rất xấu. Nếu chọn những căn hộ chung cư như vậy thì nên có biện pháp chỉnh sửa.
2. Đặt bếp theo hướng của chủ nhà: Đây là trường hợp điển hình của các trường phái Bát Trạch hay Huyền Không. Họ cho rằng nên đặt bếp “tọa hung hướng cát”, đặt theo hướng tốt theo tuổi của gia chủ hoặc đặt tránh các sao xấu, đặt vào hướng có các sao vượng khí….
Đây cũng là một sai lầm. Đặt bếp theo những trường phái đó không chỉ không có ý nghĩa về phong thủy mà còn rất vướng mắc về công năng sử dụng, thẩm mỹ của bếp. Vậy nên đừng quan tâm về hướng bếp. Phong thủy trọng khí hơn trọng hướng.
3. Không đặt hầm phân, bể phốt dưới phòng bếp.
4. Phòng bếp nên rộng rãi, vuông vắn, sạch sẽ, gọn gàng, tụ khí, không bị thoái khí.
5. Bếp không được đặt dưới dầm, xà. Không được cửa, hành lang, góc tường đâm bếp.
6. Vị trí đặt bếp nên đặt cuối nhà.